Đặc điểm bệnh mãn tính suy mãn tĩnh mạch, mức độ diễn tiến và các triệu chứng biểu hiện của bệnh?

EARTHLYGLOW - Món Quà Cho Sức Khỏe Đến Từ Thiên Nhiên!

Hotline: 0858001155

Đặc điểm bệnh mãn tính suy mãn tĩnh mạch, mức độ diễn tiến và các triệu chứng biểu hiện của bệnh?
Ngày đăng: 26/07/2023 10:16 AM

    - Là các bệnh đến nay chưa có bất kỳ phương pháp điều trị y học nào chữa dứt điểm khỏi bệnh nên được gọi là bệnh mãn tính.

    - Suy tĩnh mạch mãn tính: là bệnh lý tiến triển chậm gây ra do sự suy giảm từ từ chức năng của van trong lòng các tĩnh mạch ở chi dưới, kèm theo sự giảm trương lực thành mạch dẫn tới giãn rộng không hồi phục các tĩnh mạch nông dưới da, gây ra tình trạng thoát dịch vào khoảng gian bào ngoài mạch máu, tạo nên phổ biểu hiện lâm sàng đa dạng từ không triệu chứng đến mỏi chân, tê bì, các mạch máu nhỏ giãn đến các mạch máu giãn lớn ngoằn ngoèo, phù nặng chân, gây rối loạn cảm giác, ngứa hoặc chàm cẳng chân, loét… khiến bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý với nhiều bệnh lý nội khoa khác như da liễu, thận, tim… Do đó bệnh thường bị che lấp hoặc bị bỏ qua cho đến khi muộn, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, sinh hoạt hằng ngày và chất lượng cuộc sống.

     

     

    Đánh giá tình trạng bệnh theo kết hợp phân độ và biểu hiện theo tình trạng, như sau:

    1. Phân độ theo CEAP ( Clinical - Etiological - Anatomical - Pathophysiological)

    Độ 0: Không thấy hoặc sờ thấy tĩnh mạch giãn

    Độ 1: Có mao mạch giãn hoặc lưới tĩnh mạch giãn, kích thước < 3mm

    Độ 2: Giãn tĩnh mạch hiển lớn, hiển bé, có kích thước > 3mm.

    Độ 3: Phù nhưng chưa biến đổi trên da.

    Độ 4: Loạn dưỡng da gây rối loạn sắc tố da, chàm tĩnh mạch, xơ mỡ da,…

    Độ 5: Loạn dưỡng da và có sẹo loét đã lành.

    Độ 6: Loạn dưỡng da và loét tiến triển.

     

     

    2. Tình trạng triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân.

    * Ở giai đoạn đầu: bệnh thường mờ nhạt và thoáng qua, ít có cảm giác nhận thấy như: đau chân, nặng chân, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường; mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu, ngồi nhiều; chuột rút vào buổi tối, cảm giác bị châm kim, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm; xuất hiện nhiều mạch máu nhỏ li ti ( chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti, nhất là ở cổ chân và bàn chân). Những triệu chứng này thường không rõ ràng hoặc mất đi khi nghỉ ngơi, các tĩnh mạch ở chi chưa giãn nhiều, lúc giãn lúc không nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.

    * Ở giai đoạn tiến triển: gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân. Vùng cẳng chân xuất hiện thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày sẽ có biểu hiện loạn dưỡng. Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân. Hiện tượng này không mất đi khi nghỉ ngơi, nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da một cách thường xuyên, các mảng bầm máu trên da.

     

     

    * Ở giai đoạn biến chứng: gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối (biến chứng của viêm tĩnh mạch nông huyết khối là thuyên tắc tĩnh mạch sâu đoạn gần, đoạn xa và thuyên tắc phổi), chảy máu nặng do giãn vỡ tĩnh mạch, nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.

    Bệnh suy giãn tĩnh mạch là bệnh mãn tính tiến triển âm thầm có chiều hướng nặng dần theo thời gian vì vậy ở bất cứ giai đoạn nào bạn cũng cần một sản phẩm hiệu quả chất lượng cao để chăm sóc cải thiện chất lượng sống, ngăn chặn sự tiến triển bệnh sẽ xấu và phức tạp hơn về sau, cũng như giảm chi phí điều trị trong tương lai. Vì vậy, việc chăm sóc sớm nhất cùng sản phẩm uy tín chất lượng có đánh giá lâm sàng là điều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Zalo
    Hotline