Các đặc điểm của tĩnh mạch?

EARTHLYGLOW - Món Quà Cho Sức Khỏe Đến Từ Thiên Nhiên!

Hotline: 0858001155

Các đặc điểm của tĩnh mạch?
Ngày đăng: 02/08/2023 08:59 AM

    Tĩnh mạch: Là những mạch máu vận chuyển đưa máu giàu CO2 từ các mao mạch về tim sẽ được đào thải CO2 khỏi cơ thể qua phổi. Tĩnh mạch phổi mang máu giàu oxy từ phổi đến tâm nhĩ trái của tim. Ngoài ta, tĩnh mạch còn giữ vai trò điều hòa nhiệt độ cơ thể và lưu trữ máu. Khi nhiệt độ tăng lên tĩnh mạch sẽ giãn ra hút nhiều máu hơn giúp làm mát bề mặt da.

    - Cấu trúc: Thành tĩnh mạch có cấu tạo ba lớp tương tự động mạch, nhưng mỏng và dễ giãn hơn do tỷ lệ sợi đàn hồi nhiều hơn. Khi đủ dung lượng máu, tĩnh mạch sẽ phồng lên thành dạng ống với đường kính từ 1mm đến 1 - 1,5cm, và có thể xẹp xuống nếu không nạp đủ dung lượng cần thiết, cụ thể thành tĩnh mạch:

    + Các ổ van được cấu tạo bởi hai lá, mỗi lá van gồm cánh van và gốc van, tao thành nếp gấp lại của lớp áo trong. Khi van đóng lại, phần xa của cánh van sẽ chập vào nhau và xuôi theo chiều hướng về trung tâm, khi van mở thì cánh van ép sát vào thành tĩnh mạch. Thành mạch nơi cắm vào gốc van phình ra, như thế chỗ phình ra của thành mạch và phần gốc van tạo nên xoang lớn, xảy ra do đặc điểm giải phẫu khá đặc thù của nó.

    + Van có vai trò ngăn ngừa ứ máu động và giúp máu chảy theo một chiều từ ngoại vi về trung tâm, từ nông hướng về sâu, đẩy máu đi dựa vào sức ép tạo ra từ các bơm cơ và các van mở ra. Van còn có chức năng như giá đỡ giữa các đoạn nhỏ, giúp áp lực trong tĩnh mạch luôn được giữ thấp ngay khi cơ thể đang trong tư thế đứng và chịu ảnh hưởng của trọng lực.

    - Tùy vào vị trí trong cơ thể, tĩnh mạch được phân ra:

    Do, các hệ tĩnh mạch chi dưới luôn chịu áp lực lớn và dễ dẫn đến các vấn đề về suy giãn tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch, suy van tĩnh mạch, thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch nên ở đây chúng ta sẽ quan tâm các tĩnh mạch khu vực này. Giải phẩu tĩnh mạch chi dưới, gồm:

    a) Hệ tĩnh mạch sâu: Là tĩnh mạch nằm sâu bên trong các mô cơ và luôn ở gần vị trí một động mạch tương ứng trùng tên, được thông nối vào hệ thống động mạch và tỷ lệ động mạch/ tĩnh mạch là 1:2 đối với những tĩnh mạch cỡ nhỏ và trung bình, và tỷ lệ 1:1 đối với tĩnh mạch lớn. Gôm máu đổ vào tĩnh mạch chủ dưới.

    - Hệ thống tĩnh mạch sâu bao gồm: tĩnh mạch chậu chung và chậu ngoài, tĩnh mạch đùi sâu, đùi chung và đùi nông; tĩnh mạch khoeo; tĩnh mạch chày trước và chày sau; tĩnh mạch mác; tĩnh mạch gan bàn chân, các tĩnh mạch mu ngón, tĩnh mạch mu đốt bàn, tĩnh mạch gan ngón, các tĩnh mạch trong cơ (đặc biệt là cơ dép, cơ bụng chân).

    Các tĩnh mạch trong cơ bụng chân và cơ dép chủ yếu dẫn lưu cho các cơ này, chúng đều có kích thước lớn, đường kính có thể đạt đến 1 cm hoặc hơn, nên được gọi là các xoang tĩnh mạch. Do nằm trong cơ nên mỗi khi có sự co bóp của cơ theo vận động của chi, động tác co bóp cơ sẽ hoạt động như những chiếc bơm thực thụ đẩy máu trong các xoang dự trữ này hồi lưu từ ngoại vi về tim. Các tĩnh mạch trong cơ có khả năng chứa một thể tích máu rất lớn, nên được xem là nơi dự trữ máu của cơ thể. Các tĩnh mạch trong cơ cũng là vị trí thường bắt đầu hình thành huyết khối do đặc điểm giải phẫu và chức năng của nó.

    b) Hệ tĩnh mạch nông: Là những tĩnh mạch nằm gần bề mặt da và sẽ không nằm gần động mạch tương ứng, có vai trò gom góp máu từ các lớp da đổ về tĩnh mạch sâu.

    Hệ tĩnh mạch nông bao gồm: tĩnh mạch hiển lớn (tĩnh mạch hiển dài), tĩnh mạch hiển bé (tĩnh mạch hiển ngắn), ngoài ra còn có tĩnh mạch hiển trong (chạy dọc theo mặt trong của cẳng chân) và tĩnh mạch hiển ngoài (chạy ở mặt sau cẳng chân).

    Tĩnh mạch hiển lớn bắt nguồn từ cung tĩnh mạch mu chân đi đến mặt trước mắt cá trong, qua khỏi mắt cá trong thì tiếp tục đi lên ở mặt trong cẳng chân, băng qua phía sau trong của gối để đi vào mặt trong đùi ( Có khoảng 25% dân số có 2 tĩnh mạch hiển lớn ở cẳng chân). Ở ngang mức đùi, tĩnh mạch hiển tiếp tục đi song song với ống đùi đến gần chỗ đổ vào tĩnh mạch đùi chung thì hình thành quai tĩnh mạch hiển sau khi xuyên qua mạc sâu để hợp lưu vào tĩnh mạch đùi chung ở vị trí dưới dây chằng bẹn khoảng từ 2 đến 4 cm ( Có khoảng 8% dân số có 2 tĩnh mạch hiển lớn ở đùi). Quai tĩnh mạch hiển lớn thường đổ vào tĩnh mạch đùi chung ở vị trí mặt trước trong của tĩnh mạch đùi chung, tuy nhiên cũng có thể có biến thể giải phẫu là nó chui vào chỗ hợp lưu của tĩnh mạch đùi nông và tĩnh mạch đùi sâu.

    Các nhánh hợp lưu vào thân tĩnh mạch hiển lớn:

    + Ở cẳng chân, tĩnh mạch hiển lớn nhận các nhánh bên của hệ lưới tĩnh mạch cẳng chân, gồm:

    + Ở ngang mức đùi, tĩnh mạch hiển lớn nhận hai nhánh bên chính, gồm:

    + Ở ngang mức quai tĩnh mạch hiển: tĩnh mạch hiển lớn sẽ tiếp nhận các nhánh tĩnh mạch nông ở vùng bẹn (tĩnh mạch mũ chậu nông, tĩnh mạch dưới da bụng, tĩnh mạch thượng vị nông, tĩnh mạch thẹn ngoài nông, tĩnh mạch lưng nông của dương vật hay âm vật) đổ trực tiếp hoặc các nhánh hợp lại thành một thân chung rồi đổ vào quai tĩnh mạch hiển lớn ở vị trí thượng lưu của lỗ van tại chỗ nối tĩnh mạch hiển lớn và tĩnh mạch đùi chung. Các nhánh này có thể là nguồn gốc của suy giãn tĩnh mạch nguyên phát hoặc thứ phát.

    Tĩnh mạch hiển bé xuất phát từ mặt ngoài của mu bàn chân, sau khi tiếp nhận các nhánh bên ở mu bàn chân thì đi đến phía dưới sau mắt cá ngoài. Tại đây, tĩnh mạch hiển bé vòng lên trên để đi sát phía sau ngoài gân Achille. Tiếp đó tĩnh mạch hướng vào giữa để đi trong rãnh của cơ sinh đôi. Ở nửa dưới của cẳng chân, tĩnh mạch đi trong khoang nông. Ở giữa cẳng chân, tĩnh mạch hiển bé chui qua lớp cân và được bọc trong một ống sợi. Trong hõm khoeo, tĩnh mạch hiển bé đi vào sâu và tạo nên một quai trước khi đổ vào tĩnh mạch khoeo ở vị trí cách 2 - 3 cm trên nếp lằn khoeo. Lỗ đổ ra của tĩnh mạch hiển bé hay tĩnh mạch hiển ngoài thường nằm vị trí bất thường (nghĩa là quá xa phía trên hay phía dưới nếp da đầu gối hoặc những bất thường lúc phôi thai), có thể có một số dạng biến thể giải phẫu như:

    Các nhánh hợp lưu: tĩnh mạch hiển bé nhận các nhánh nông của mặt sau và ngoài của cẳng chân.

    Các nhánh thông nối:

    + Thông nối giữa thân tĩnh mạch hiển bé với tĩnh mạch hiển lớn ở mặt sau trong của cẳng chân.

    + Thông nối giữa thân tĩnh mạch hiển bé và nhánh sau cẳng chân của tĩnh mạch hiển lớn.

    + Thông nối giữa quai tĩnh mạch hiển bé trong hõm khoeo với tĩnh mạch hiển lớn ở đùi hoặc với tĩnh mạch hiển sau qua trung gian một tĩnh mạch gian hiển.

    c) Hệ tĩnh mạch xuyên

    Hệ thống tĩnh mạch xuyên là các tĩnh mạch thông giữa tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. Các tĩnh mạch xuyên đi xuyên qua cân nông và có các van một chiều để đảm bảo máu đi từ tĩnh mạch nông vào tĩnh mạch sâu, có hai loại:

    + Tĩnh mạch xuyên gián tiếp: qua các trạm trung gian thường là tĩnh mạch trong cơ.

    + Tĩnh mạch xuyên trực tiếp: nối trực tiếp giữa các thân hoặc các nhánh tĩnh mạch hiển với thân tĩnh mạch sâu.

    Trong đó:

    - Ở vị trí cẳng chân:

    + Nhóm các tĩnh mạch xuyên trên mắt cá trong (được gọi tên là tĩnh mạch xuyên Cockett): được định vị trong khoảng 4 - 18 cm trên mắt cá, vai trò nối các nhánh của tĩnh mạch hiển lớn hoặc nhánh tĩnh mạch hiển sau cẳng chân với các tĩnh mạch chày. Chia làm 3 nhóm:

    + Nhóm các tĩnh mạch xuyên vùng mang tất (vớ) (được gọi là tĩnh mạch xuyên Boyd): có số lượng thay đổi từ 4 - 5 tĩnh mạch, vai trò nối giữa thân tĩnh mạch hiển lớn hoặc các nhánh của tĩnh mạch hiển lớn với các tĩnh mạch chày.

    + Nhóm các tĩnh mạch xuyên giữa hai nhóm trên (được gọi là tĩnh mạch xuyên Sherman), vị trí nằm giữa các tĩnh mạch Boyd và các tĩnh mạch Cockett, đóng vai trò nối các nhánh của tĩnh mạch hiển lớn hoặc tĩnh mạch hiển sau cẳng chân với các tĩnh mạch chày sau.

    + Nhóm các tĩnh mạch xuyên thuộc hệ thống tĩnh mạch hiển bé, gồm hai nhóm:

    + Nhóm các tĩnh mạch xuyên trong lô trước: làm nhiệm vụ nối thông giữa tĩnh mạch khoeo và hệ tĩnh mạch nông độc lập của các tĩnh mạch hiển.

    - Ở vị trí đùi:

    + Nhóm các tĩnh mạch xuyên ngang mức ống Hunter (được gọi là các tĩnh mạch xuyên Dodd) nằm cách phía trên lồi cầu trong xương đùi khoảng 15 cm, vai trò nối thông giữa các tĩnh mạch hiển lớn hoặc một nhánh bên của nó với tĩnh mạch đùi nông

    + Nhóm các tĩnh mạch xuyên ở 1/3 trên của đùi, vai trò nối giữa tĩnh mạch hiển lớn và tĩnh mạch đùi sâu.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Zalo
    Hotline