SUY GIẢM TĨNH MẠCH LÀ GÌ

EARTHLYGLOW - Món Quà Cho Sức Khỏe Đến Từ Thiên Nhiên!

Hotline: 0858001155

SUY GIẢM TĨNH MẠCH LÀ GÌ
Ngày đăng: 25/05/2023 11:42 AM

    Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh tiến triển thầm lặng. Có đến 65% bệnh nhân không hề biết mình mắc chứng suy giãn tĩnh mạch. Với lối sống ít vận đông và phụ thuốc nhiều vào điện thoại thông minh, tỷ lệ người người trưởng thành tại Việt Nam mắc chứng suy giãn tĩnh mạch đã tăng đến mức báo động.

     

    Oxy đóng vai trò rất quan trọng cho sự sống của các tế bào trong cơ thể. Tim có nhiệm vụ là bơm máu giàu oxy từ tim vào động mạch chủ. Nhiệm vụ chính của động mạch là đưa máu giàu oxy từ tim đi khắp cơ thể và tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu nghèo oxy từ các mô trở lại tim.

    Hoạt động của tĩnh mạch dựa trên cấu trúc phức tạp và mỏng manh của hệ thống van một chiều có nhiệm vụ kiểm soát sự lưu thông máu và giúp máu di chuyển ngược chiều trọng lực từ hai chân về tim.

    Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

    Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu từ chân trở về tim qua hệ thống tĩnh mạch (tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên). Hậu quả là máu nghèo Oxy bị ứ đọng lại ở hai chân tạo ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Đây là nguyên nhân chính gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

     

     

     

     

    Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân:

    1. Tuổi tác: Giãn tĩnh mạch chịu sự ảnh hưởng của tuổi già do ở độ tuổi này hầu hết tĩnh mạch đã mất đi sự đàn hồi cần thiết. Các van tĩnh mạch hoạt động yếu hơn, gây ra sự trào ngược dòng máu thay vì chảy về tim và ứ đọng tại 1 vùng trên cơ thể. Làm cho thành tĩnh mạch bị viêm, giãn ra và phồng to để lưu thông gây ra bệnh giãn tĩnh mạch. Tĩnh mạch dần hằn lên da và trở nên dễ thấy do máu bị thiếu oxy. Khi bước sang tuổi 70, tỉ lệ người được chẩn đón mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cao gấp 2 lần so với những người ở độ tuổi 40.
    2. Mang Thai: Khi mang thai, người mẹ sẽ chịu áp lực từ việc gia tăng thể tích máu để cung cấp cho thai nhi. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển lớn cộng với việc thay dđổi hormone gây chèn ép tĩnh mạch vùng chậu làm khó khan cho máu từ chân về tim.
    3. Gene di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị suy giãn tĩnh mạch, tỉ lệ mắc bệnh sẽ là 50%. Thống kê thấy con cái gần như là tuyệt đối sẽ bị nếu cả cha lẫn mẹ đều chịu ảnh hưởng của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
    4. Béo phì và thừa cân: làm tăng thể tích máu trong hệ tuần hoàn, từ đó tăng áp lực cho tĩnh mạch ở chân làm cho những vết hằn của tĩnh mạch dần trở nên dày đặc hơn.
    5. Giới tính: Tỉ lệ nữ mắc bệnh cao gấp đôi nam giới. Do nữ mang thai, sinh đẻ nhiều lần và sự biến đổi hormone ở tuổi dậy thì và mãn kinh…
    6. Ít vận động: Hầu hết mắc phải bệnh này do việc giữ tư thế ngồi quá lâu hoặc đứng nhiều giờ liên tục gây nên cảm giác mệt mỏi bởi ít vận động. Do đó tĩnh mạch yếu đi và dần phát triển theo chiều hướng xấu. Nhưng cần chú ý bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch tránh không được tập thể dục quá mức vì điều này có thể thúc đẩy tình trạng viêm thêm ở các vùng tĩnh mạch bị giãn. Đặc biệt những bài tập có ảnh hưởng đến sức chịu đựng của chân.
    7. Chấn thương ở chân: Tĩnh mạch rất nhạy cảm và nó rất dễ bị ảnh hưởng. Việc xảy ra cú va chạm có thể làm van bị suy yếu và hư hỏng, sau đó máu bị rò rỉ về gây nên sự tích tụ máu trong cơ thể. Lượng máu ứ đọng này làm cho tĩnh mạch bị giãn nỡ và bị suy.
    8. Tác động từ nhiệt độ và ánh nắng mặt trời: Sức nóng làm máu được đưa tới gần làn da hơn để giúp bạn làm mát cơ thể. Đây là nguyên nhân gây ra lưu lương máu sản sinh nhiều hơn và ảnh hưởng đến tĩnh mạch và gây đau đớn về mặt thể chất và tinh thần người bệnh. Bệnh nhân cần tránh phơi trực tiếp ánh nắng mặt trời, tránh tiếp xúc với nhiệt độ nóng quá mức: tắm bồn nước nóng, sử dụng vòi sen nóng quá lâu, sử dụng túi chườm nhiệt độ…

     Triệu chứng và những dấu hiệu nhận biết bệnh theo các cấp độ:

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Zalo
    Hotline