Làm gì khi bị đau nhức xương khớp toàn thân?

EARTHLYGLOW - Món Quà Cho Sức Khỏe Đến Từ Thiên Nhiên!

Hotline: 0858001155

Làm gì khi bị đau nhức xương khớp toàn thân?
Ngày đăng: 27/07/2023 11:00 AM

    Khi cơ thể xuất hiện các cơn đau nhức xương khớp bất thường, kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bạn nên chủ động thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra, nhất là nhóm bệnh lý khớp mạn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gout… Những bệnh lý này nếu không điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đó là biến dạng khớp, bại liệt, mất hoàn toàn khả năng vận động.

    - Theo chuyên gia khuyến cáo, nếu đau xương khớp kéo dài hơn 1 tuần, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để xác định nguyên nhân cụ thể, nhất là khi cơn đau đi kèm với các triệu chứng dưới đây thì nên khám ngay:

    => Dựa vào từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ diễn biến của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân và tình trạng sức khỏe của bạn. Về cơ bản, sẽ có một số phương pháp điều trị như sau:

    - Sử dụng thuốc uống: Thuốc giảm đau (Paracetamol, Tramadol), thuốc giảm đau và kháng viêm không steroid (Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac), thuốc giãn cơ (Coltramyl, Mydocalm)… có thể được chỉ định để giảm đau, kháng viêm. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ giúp giảm đau tạm thời; khi thuốc hết hiệu lực, cơn đau có thể tái phát trở lại.

    Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc thường xuyên có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, gan, thận, loãng xương, huyết áp,... Vì vậy, khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc sẽ gây ra hậu quả khôn lường.

    - Bổ sung thêm các tinh chất thiên nhiên: có tác dụng hỗ trợ kiểm soát quá trình viêm tại các khớp giúp hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp toàn thân hiệu quả như Chondroitin Sulfate, Collagen Type 2 và Collagen Peptide, glucosamine,…

    - Giảm đau tại chỗ:

    + Chườm nóng: giúp các cơ bị xơ cứng thư giãn, tăng cường lưu thông máu, giảm đau khớp. Phương pháp này sẽ không áp dụng cho người có bị kèm suy giãn tĩnh mạch do sẽ làm cho tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn do mạch bị giãn hơn.

    + Chườm lạnh: sẽ làm tê cơn đau, giảm sưng viêm và làm mờ các vết thâm tím.

    + Dùng dầu nóng, kem xoa bóp nóng: tùy theo công thức sẽ giúp giảm đau tại vị trí đau, tuy nhiên sẽ không áp dụng cho người có bị kèm suy giãn tĩnh mạch do sẽ làm cho tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn do mạch bị giãn hơn.

    - Giảm đau tại nhà:

    + Nghỉ ngơi hợp lý: không khuyến khích bạn nghỉ ngơi hoàn toàn. Dù đau nhức, bạn vẫn cần duy trì hoạt động thể chất bình thường với điều kiện vận động nhẹ nhàng, không quá sức và hạn chế tư thế đứng, ngồi quá lâu, mang vác đồ vật nặng…

    + Tập thể dục đều đặn mỗi ngày: Mỗi ngày, bạn nên tập thể dục khoảng 30 phút để giúp xương khớp dẻo dai và linh hoạt hơn, từ đó giảm đau nhức toàn thân. Tuy nhiên, khi bị đau xương khớp, bạn không nên tập luyện cường độ cao với những động tác phức tạp.

    + Chế độ dinh dưỡng khoa học: Người bệnh cần hạn chế bia rượu, thuốc lá bởi những chất kích thích làm tăng hoạt động của các yếu tố gây viêm, khiến cơn đau dữ dội hơn. Và một chế độ dinh dưỡng cân đối với trong tâm là các thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D, C, E, omega -3… sẽ góp phần củng cố nền tảng xương khớp vững chắc giúp giảm nhẹ cảm giác đau nhức và tăng khả năng phòng chống bệnh tật.

    - Sử dụng thuốc đông y và các phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền: Châm cứu là dùng những cây kim mỏng châm xuyên qua da vào các huyệt đạo trên cơ thể, kết hợp dùng tay chuyển động nhẹ nhàng kim châm hoặc dùng dòng điện nhẹ để kích thích. Áp dụng châm cứu đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm xương khớp, đau thần kinh… và có thể giảm chứng đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng.

    - Vật lý trị liệu: Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn cho bạn những bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ xung quanh khớp, ổn định cấu trúc khớp và cải thiện chức năng vận động của khớp. Tập vật lý trị liệu cần kiên trì trong thời gian dài mới đạt được kết quả tốt nhất, thế nên bạn đừng nản lòng nếu liệu pháp này khiến bạn mệt mỏi và đau đớn hơn bình thường.

    - Chọc hút dịch khớp: Trong khớp gối thường có chất lỏng hoạt dịch giúp bôi trơn khớp, nhờ đó việc di chuyển trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tình trạng viêm có thể khiến chất lỏng này tích tụ quá nhiều trong khớp. Chọc hút dịch khớp là phương pháp đưa chất lỏng dư thừa ra khỏi khớp gối, có tác dụng giảm đau và sưng tức thì. Ngoài ra, phương pháp này thường được cân nhắc khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị nhiễm trùng khớp. Một mẫu dịch khớp sẽ được thu thập để bác sĩ kiểm tra số lượng tế bào, nuôi cấy và thử độ nhạy với kháng sinh (antimicrobial sensitivity). Qua đó, người bệnh sẽ được chỉ định biện pháp xử lý phù hợp.

    - Tiêm acid hyaluronic: Đối với cơ thể khỏe mạnh, khớp gối thường chứa khoảng 2ml dịch nhờn có thành phần chủ yếu là acid hyaluronic (AH) – một polysaccharide. Hàm lượng khoảng 2,5 – 4mg/ml. Tình trạng viêm hoặc thoái hóa khớp có khả năng làm suy giảm lượng chất nhờn này cùng khả năng bảo vệ sụn. Bác sĩ có thể tiêm acid hyaluronic vào khớp gối để tăng lượng chất nhờn này, cải thiện triệu chứng đau nhức.

    Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tiêm acid hyaluronic khi:

    - Tiêm corticosteroid: Thuốc tiêm corticoid (steroid) là nhóm thuốc kháng viêm mạnh. Corticoid thường được sử dụng trong tiêm khớp gối. So với những thuốc kháng viêm dùng đường uống như thuốc NSAID, aspirin…, corticoid mang lại hiệu quả nhanh hơn.

    - Tiêm PRP: Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một chế phẩm máu có hàm lượng tiểu cầu cao gấp 2 – 8 lần so với bình thường. Tiêm PRP vào khớp gối tổn hại do thoái hóa sẽ giúp kích thích quá trình chữa lành tổn thương, cải thiện tình trạng viêm, qua đó giúp giảm đau và phục hồi chức năng hoạt động của khớp gối.

    - Phẫu thuật: Nếu đau nhức xương khớp toàn thân là biểu hiện của một bệnh lý xương khớp nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, do tồn tại nhiều rủi ro và tốn chi phí cao, phẫu thuật chỉ được khuyến khích áp dụng khi bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Zalo
    Hotline