Trong cuộc sống hàng ngày, đau khớp gối có thể trở thành một rào cản khiến bạn cảm thấy khó khăn trong việc vận động ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen sinh hoạt. Bằng cách hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra "đau khớp gối" và cách khắc phục, bạn vẫn có thể tìm được giải pháp hiệu quả cho tình trạng của mình.
-
Đau Khớp Gối Là Gì?
Đau khớp gối là một cảm giác đau hoặc khó chịu xuất hiện ở khu vực khớp gối. Triệu chứng có thể khác nhau, có thể từ đau nhẹ rồi dần đến đau mãn tính. Cơn đau không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động của bạn mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hằng ngày.
-
Nguyên Nhân Gây Đau Khớp Gối
Việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra đau khớp gối sẽ giúp chúng ta xác định các biện pháp điều trị phù hợp với người bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân mà bạn nên biết:
- Tuổi tác: Khi tuổi tác tăng dần theo thời gian, khớp gối bắt đầu mất dần khả năng tự bôi trơn và rồi dẫn đến ma sát và gây cảm giác đau.
- Bệnh lý: Các bệnh lý như viêm khớp, gút, bệnh Lupus và các bệnh về mô liên kết khác cũng có thể gây đau khớp gối.
- Chấn thương: Chấn thương là một nguyên nhân phổ biến gây đau khớp gối. Đặc biệt là đối với những người thường xuyên vận động nhiều như vận động viên, lao động tay chân.
- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể quá cao sẽ không chỉ ảnh hưởng sức khỏe thông thường mà còn tăng áp lực lên khớp gối khi vận động và gây đau.
-
Triệu Chứng Của Đau Khớp Gối
Đau khớp gối có nhiều triệu chứng khác nhau và mức độ của chúng cũng có thể thay đổi dần tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân gây ra. Một số triệu chứng phổ biến:
- Đau: Đây là triệu chứng rõ ràng nhất. Cơn đau có thể xuất hiện khi bạn bắt đầu vận động, đi bộ, leo cầu thang, khi quỳ gối hoặc thậm chí cả khi bạn đang nằm dài. Và cơn đau cũng có thể trở nên tệ hơn vào cuối ngày.
- Sưng: Khớp gối có thể sưng lên do gặp tình trạng viêm nhiễm hoặc tổn thương một thời gian dài. Trong một số trường hợp, khớp gối cũng có thể tạo ra dịch dư thừa, gây ra cảm giác căng và sưng.
- Cứng khớp: Khớp gối có thể cảm thấy cứng và khó di chuyển, đặc biệt sau khi bạn đã nằm hoặc ngồi trong một thời gian dài.
- Tiếng kêu khi vận động: Một số trường hợp bạn có thể nghe thấy hoặc cảm nhận tiếng kêu ở khớp gối khi vận động như một tiếng kêu lớn, tiếng nổ, hoặc tiếng rít.
- Giảm khả năng vận động: Đau khớp gối có thể khiến bạn giới hạn khả năng vận động của bạn, làm cho việc đi bộ hoặc vận động khác trở nên khó khăn hơn.
-
Phòng Tránh Đau Khớp Gối
Để ngăn chặn đau khớp gối, một lối sống lành mạnh duy trì trọng lượng cơ thể là không thể thiếu. Bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Tập luyện thường xuyên: Việc tập luyện cơ đùi và cơ bắp chân có thể giúp cung cấp sự hỗ trợ tốt hơn cho khớp gối làm giúp giảm áp lực và ngăn ngừa đau. Các bài tập tăng cường cơ như squat hoặc lunges, hoặc các bài tập aerobics nhẹ như đi bộ hoặc đạp xe đều là rất hữu ích.
- Giữ cân nặng ổn định: Trọng lượng cơ thể lý tưởng sẽ giúp bạn giảm áp lực lên khớp gối. Nếu bạn đang thừa cân thì việc giảm cân có thể giúp giảm đau khớp gối.
- Chế độ ăn uống cân đối: Một chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ giúp cơ thể bạn duy trì sức khỏe và ngăn ngừa đau khớp.
- Tránh vận động quá mức: Các hoạt động tập luyện quá mức có thể gây áp lực lên khớp gối và gây đau. Hãy đảm bảo rằng bạn có thời gian nghỉ ngơi đủ sau mỗi lần tập luyện và không thực hiện các hoạt động gây áp lực mạnh lên khớp gối.
- Sử dụng đúng giày: Đôi giày phù hợp không chỉ hỗ trợ chân mà còn giảm áp lực lên khớp gối. Nếu bạn thường xuyên vận động nhiều, hãy chọn những đôi giày có đệm tốt và hỗ trợ đúng cho cấu trúc chân của bạn.
- Bảo vệ khớp khi vận động: Nếu bạn tham gia vào các hoạt động thể thao, hãy sử dụng các thiết bị bảo vệ khớp như dây đai khớp gối để giảm nguy cơ chấn thương.
"Đau khớp gối" là một vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng với sự hiểu biết đúng đắn và chăm sóc thích hợp bạn vẫn hoàn toàn có thể quản lý và giảm thiểu tình trạng này.Hiện nay có nhiều phương pháp hỗ trợ bạn để giữ cho khớp gối luôn khỏe mạnh. Nhưng hãy nhớ rằng nếu có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào của đau xương khớp thì hãy liên hệ ngay chuyên gia để được thăm khám, hỗ trợ kịp thời tránh trường hợp bệnh trở nặng.