Suy giãn tĩnh mạch không phải là vấn đề không thể khắc phục. Hãy bắt đầu bằng những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn của bạn, bạn sẽ thấy sự khác biệt to lớn. Bên cạnh đó cần đảm bảo có chất lượng ngủ sâu đủ giấc để cơ thể được nghỉ ngơi hồi phục sau thời gian làm việc mỗi ngày.
Tập thể dục:
Khi bạn vận động, cơ bắp chân của bạn hoạt động như một "máy bơm" giúp đẩy máu trở lại tim. Điều này giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch và giúp giảm triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch, cũng như làm săn chắc các cơ xung quanh mạch máu ở chân
=> Người bị suy giản tĩnh mạch nên dành khoảng 30 phút tập luyện mỗi ngày không nên lâu hơn sẽ gây phản tác dụng, cần lưu ý sau:
Không phải mọi bộ môn thể dục đều phù hợp. Những bộ môn giúp cải thiện tuần hoàn máu như đi bộ, chạy nhẹ, bơi lội hoặc thực hiện các bài tập yoga nhẹ nhàng đều được khuyến nghị. Tránh các bộ môn làm tăng áp lực lên tĩnh mạch như cử tạ hay bóng rổ sẽ gây hại làm cho tĩnh mạch giãn căng quá mức.
Trong đó: Bơi lội là bộ môn được các bác sĩ khuyến khích người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên tập luyện. Bởi các chuyển động trong quá trình bơi sẽ giúp hai chân không phải chịu nhiều áp lực như các môn thể thao trên cạn, từ đó giảm áp lực lên tĩnh mạch chân, tăng cường tuần hoàn máu. Ngoài lợi thế trên, bơi lội còn giúp giảm cân, phát triển các cơ bắp và tăng cường khả năng chống đỡ. Tuy nhiên, khi bơi cần bơi chậm nhẹ nhàng và có thêm người bên cạnh để tránh trường hợp chuột rút khi bơi có thể xảy ra, do suy giãn tĩnh mạch cũng là nguyên nhân dễ gây chuột rút.
+ Các động tác chỉ cần thực hiện đều đặn, nhẹ nhàng, không cần quá nhanh, quá hồ hởi, đảm bảo cường độ nhẹ nhàng đều đặn để tránh quá tải gây áp lực lên tĩnh mạch sẽ làm cho tĩnh mạch bị giãn hơn. Không nên tập quá sức.
+ Cần khởi động nhẹ nhàng trước khi thực hiện các bài tập thể dục.
+ Tuyệt đối không nên tập khi vị trí suy giản tĩnh mạch hoặc khớp đang sưng đau nhiều do viêm, đây là thời điểm cần nghỉ ngơi và giải quyết tốt vấn đề viêm gây đau xong thì hãy tập thể dụng sau đó. Cố gắng tập vào thời điểm sưng đau do viêm sẽ làm cho tình hình bệnh sẽ xấu hơn.
+ Nếu có thể trước khi bắt đầu tập luyện, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng chương trình tập luyện của bạn phù hợp và an toàn từng mức độ tình trạng bệnh và sức khỏe của bạn.
Cần kết hợp:
+ Hạn chế thời gian đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, giữ cân nặng ổn định, nên ăn uống khoa học, không khuân vác nặng.
+ Đối với người ngồi lâu 1 chỗ làm việc nên cài phone nhắc nhở 30 phút/lần, thực hiện tại chỗ đứng lên - xoay nhẹ đều cổ chân - kết hợp đứng nhón bằng mũi chân giữ tư thế này trong khoảng 5 giây rồi hạ xuống để máu đưa về tim lưu thông dễ dàng hơn, thực hiện khoảng 10 lần.
+ Không nên đứng quá lâu ở 1 chỗ mà cần thỉnh thoảng đi lại để máu lưu thông
+ Không ngâm chân trong nước ấm
+ Hạn chế ( không nên thường xuyên) đi giày cao gót hoặc mặc quần áo bó chật
+ Nên gác chân cao khi đi ngủ
+ Không lạm dụng thuốc tránh thai;
+ Trong một số trường hợp có thể kết hợp mang tất y khoa để hỗ trợ các hoạt động hằng ngày ( trước khi có chỉ định mang tất áp lực phải được các bác sỹ tư vấn chọn cơ tất cho hợp với tình trạng bệnh của bản thân).
+ Có thể tìm hiểu thêm các bài tập nhẹ nhàng tại chỗ trên internet phù hợp với bạn, nên chọn những bài tập nhẹ nhàng động tác từ từ là tốt nhất.
Chế độ dinh dưỡng:
Sự cân đối trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể giúp giảm thiểu triệu chứng, ngăn chặn quá trình suy giãn tĩnh mạch và thậm chí giúp cải thiện sức khỏe nói chung.
Một số gợi ý dinh dưỡng đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay hôm nay:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, giàu chất chống oxy hóa, giàu Vitamine ( nhất là Vitamine C, E, nhóm B): Chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm áp lực lên các tĩnh mạch, các vitamine giúp làm bền thành mạch máu và ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Hãy bổ sung nhiều rau xanh, quả và ngũ cốc nguyên hạt, cá vào chế độ ăn hàng ngày của bạn.
- Bổ sung hợp chất giàu flavonoid có trong các loại thực phẩm như: Tỏi, trà xanh, trái cây (họ cam quýt, táo, nho, việt quất,...), rau (bông cải xanh, rau bina, ớt chuông, hành tây,...), cacao, cây kiều mạch, cây dẻ ngựa,...
- Giảm muối: Muối có thể gây nên tình trạng tăng huyết áp và gây áp lực lên tĩnh mạch. Hãy hạn chế mức độ tiêu thụ muối trong các bữa ăn của bạn.
- Hạn chế dùng nhiều tinh bột và đường: làm chậm quá trình lão hóa và ngừa tăng cân để không gây áp lực lên tĩnh mạch và độ bền thành mạch.
- Hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ và bia rượu: do gây cản lưu thông máu, tăng tốc độ lão hóa cơ thể, gây xơ vữa mạch máu và nguy cơ dễ hình thành cục máu đông ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Uống nước đủ: Đủ nước giúp giữ cho tĩnh mạch và cơ thể nói chung hoạt động ổn định. Hãy đảm bảo bạn đang uống đủ lượng nước là 2 lít/ngày.
=> Suy giãn tĩnh mạch không phải là vấn đề không thể khắc phục. Hãy bắt đầu bằng những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn của bạn, bạn sẽ thấy sự khác biệt to lớn. Bên cạnh đó cần đảm bảo có chất lượng ngủ sâu đủ giấc để cơ thể được nghỉ ngơi hồi phục sau thời gian làm việc mỗi ngày.